Chăm sóc gà con mới nở (úm gà) - Phần 1

Trong chăn nuôi gà, úm gà là giai đoạn rất quan trọng có tính quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của đàn gà ở những giai đoạn sau này. Úm gà con chính là hình thức nuôi gà con trong quây/chuồng nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất giúp gà khỏe mạnh, phát triển và tiện chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy bà con cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con như sau:
 
úm gà
Trong giai đoạn úm, việc chăm sóc gà con mới nở được ví như chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh.Gà con mới nở, các hệ chức năng chưa hoàn chỉnh: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, và đặc biệt là hệ miễn dịch trong giai đoạn này chủ yếu là kháng thể mẹ truyền… nên chưa thích nghi với môi trường sống bên ngoài đặc biệt là sự chênh lệch nhiệt độ giữa máy ấp (>37oC) với nhiệt độ môi trường.
Xem thêm bài viết khác: hướng dẫn chăn nuôi tại Winfeed
Xem các sản phẩm Winfeed: Sản phẩm chức ăn chăn nuôi
Kỹ thuật úm gà con từ 1 tới 4 tuần tuổi hiệu quả
Do đó, gà dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm ngay thời kỳ đầu, dẫn tới tỉ lệ chết cao, con giống còi cọc, không đều, chậm lớn....Vì vậy, kĩ thuật úm gà đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và khoa học nhằm giúp gà con hoàn thiện cơ thể nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng ngay từ đầu, là tiền đề cho sự phát triển tốt nhất trong suốt thời gian chăn nuôi sau này.
Công tác chuẩn bị
Xác định địa điểm, vị trí và diện tích quây úm
Phòng úm phải đặt tại đầu hướng gió và cách biệt hoàn toàn với khu chăn nuôi khác. Điều này hạn chế sự lây lan dịch bệnh từ các khu vực khác tới khu vực quây úm.
Lựa chọn vị trí quây úm nên ở vị trí trung tâm phòng úm, tránh cửa ra vào và quá sát tường để hạn chế hiện tượng gió lùa.
Diện tích quây úm sao cho đảm bảo mật độ nuôi thực tế là 60 - 80 con/m2.
Tiến hành vệ sinh khử trùng
Dọn toàn bộ chất bẩn hữu cơ ra khỏi chuồng.
Rửa chuồng và các thiết bị bằng nước sạch hoặc vòi nước cao áp. Các bề mặt có chất bẩn bám lâu ngày có thể ngâm vài ngày trước khi rửa.
Người chăn nuôi nên 6 tháng thay đổi thuốc sát trùng 1 lần. Sử dụng lượng thuốc khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải luôn mặc quần áo bảo hộ (kính, găng tay,…) trong khi làm công việc sát trùng.
Dùng nước vôi trong phun, phụt vào các khe, kẽ của tường, ngâm nền chuồng bằng nước vôi tôi từ 2 -3 ngày, sau đó rửa sạch. Nếu xông chuồng bằng formol thì phải chú ý tới liều lượng và thuốc tím. Người khử trùng phải được huấn luyện sử dụng hóa chất một cách an toàn, luôn mặc đồ bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc.
Để trống chuồng tối thiểu 14 ngày trước khi nhập gà giống về để làm tăng thêm hiệu quả của việc vệ sinh khử trùng.
Rải chất độn chuồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.
Sau khi khử trùng ít nhất 12 giờ mới rải chất độn chuồng (thường là trấu). Cần dải chất độn truồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.
Hạn chế tối đa việc vào chuồng để tránh lây nhiễm.
Tập kết đầy đủ dụng cụ cho úm và tạo dựng quây úm.
Dùng cót quây có độ cao 70 – 80cm để thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi, chăm sóc. Mỗi ô quây nên có diện tích khoảng 6m2, tương đương quây tròn đường kính khoảng 2,8m hoặc ô chữ nhật kích thước 2mx3m.
Rải chất độn chuồng, thường là trấu để rải nền dày tối thiểu 10cm. Việc rải chất độn chuồng để hạn chế cơ thể gà con (gà thường có tập quán nằm, tãi đất) và đặc biệt gan bàn chân (nơi có rất nhiều mạch máu đi qua) tiếp xúc trực tiếp với đất lạnh, giúp cho hệ các hệ chức năng của gà con được hoàn thiện. Mặc khác, trấu còn có tác dụng điều hòa nhiệt, vào mùa hè và mùa đông, gà thường dũi mình nằm sâu dưới lớp trấu để làm mát hoặc giữ nhiệt cho cơ thể.
Có thể dùng men vi sinh trộn với chất độn chuồng để hạn chế mùi hôi trong quây úm.
Thiết kế hệ thống sưởi cho gà.
Nhiệt độ quan trọng hàng đầu trong kĩ thuật úm gà, đặc biệt 2 tuần tuổi đầu, khi gà con không thể tự điều tiết thân nhiệt. Gà con nếu bị quá nóng hay quá lạnh sẽ để lại hậu quả ở lòng đỏ loãng, không kết dính, căng thẳng, mất nước. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, khả năng sinh trưởng và hấp thụ thức ăn của gà sau này.