Hai căn bệnh thường gặp cần chú ý khi nuôi heo


                Trong quá trình nuôi và chăm sóc heo thịt, heo nái ở hộ cá thể hay trang trại chúng ta cần đề phòng các bệnh hay gặp đối với đàn heo của mình, đó là bệnh toi và lở mồm long móng của heo. Chúng tôi giới thiệu bà con triệu chứng và cách phòng hai loại bệnh này, để làm bà con chăn nuôi hiệu quả, tránh tổn thất trong quá trình nuôi heo.
                1.  Triệu chứng và cách phòng trị bệnh Toi của heo ra sao?
                Bệnh toi còn gọi là bệnh tụ huyết trùng do vi trùng Pasteurella gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh từ chuồng này sang chuồng khác khiến heo bị chết hàng loạt. Vi trùng Pasteurella sống trong đất, trong nước và trong không khí, nên lây lan qua thức ăn, nước uống, qua phân, nước tiểu có chứa sẵn mầm bệnh. Bệnh này xảy ra dưới ba dạng: nặng, nhẹ và kinh niên.
                Bệnh nhẹ heo bị sưng phổi, đàm nhiều nên khó thở, và ho nhiều. Có nhiều mụn đỏ nổi ở vùng bụng Heo bệnh sẽ chết trong vòng bốn ngày.
                Bệnh nặng heo bị sốt cao (trên 40 độ C), heo bỏ ăn, phù cổ, sưng cuống họng, phổi tụ huyết khiến heo thở khó khăn. Nước mắt, nước mũi heo bệnh chảy liên tục. Sau đó có nổi hạch khiến heo cứng hàm rồi chết.
                Bệnh ở dạng kinh niên heo chỉ sốt nhẹ nên ăn uống được chút ít, nhưng bị tiêu chảy nhiều nên mau kiệt sức. Sau đó sưng phổi, sưng khớp xương nên nằm một chỗ và chết lần mòn.
                Heo bị bệnh này phải chữa trị kịp thời bằng các loại thuốc trụ sinh như Penicillin, Stretopmycine … Chưa có thuốc đặc trị bệnh này nhưng đã có thuốc chủng ngừa, và thuốc có hiệu nghiệm trong 6 tháng. Với heo con nên chủng ngừa vào lúc chúng được 37 ngày tuổi.
                2. Triệu chứng và cách phòng trị bệnh lở mồm long móng của heo ra sao?
                Bệnh lở mồm long móng do virut gây ra cho heo, cho trâu bò, dê, cừu, và lây qua niêm mạc và đường tiêu hoá. Heo con và heo lớn đều mắc phải bệnh này, và thường heo con bị bệnh nặng hơn heo lớn.
                Khi vướng bệnh, các niêm mạc da như miệng, lưỡi kê chân đều viêm đỏ khiến heo con không bú được và heo lớn không ăn uống được nên kiệt sức dần mà chết.
                Bệnh này vốn là bệnh của trâu bò, dê cừu nhưng lây sang heo qua thú trung gian như chuột bọ, gà vịt, và cả người chăm sóc. Mầm bệnh cũng vướng trong các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, qua phân, nước tiểu của heo bệnh truyền sang heo mạnh.
Bệnh lở mồm, long móng
                Heo bị bệnh này sốt cao (41 độ C) mồm bị mụn lở loét và móng chân bị long ra, kẽ móng chân cũng nổi mụt, mưng mủ, nếu không chữa trị kịp thời các móng chân heo sẽ bị sút ra.
                Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị, và cũng chưa có thuốc chủng ngừa. Chỉ có cách phòng bệnh mà thôi như giữ vệ sinh chuồng trại cho sạch sẽ, thoáng mát; cho heo ăn với khẩu phần nhiều chất dinh dưỡng. Phải cách ly ngay heo bệnh ra khỏi khu vực heo mạnh. Heo chết phải chôn sâu dưới đất giữa hai lớp vôi sống.
                Trị bệnh này bằng cách chích các loại thuốc trụ sinh, trợ lực bằng vitamine C, dùng thuốc tím pha loãng, nước muối hay nước cốt chanh rửa những mụn loét để sát trùng, sau đó rắc trụ sinh dạng bột lên các vết thương đó cho đến khi heo lành hẳn bệnh.
                Xem thêm: triệu chứng và cách phòng trị bệnh dịch tả cho heo